Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Bố trí nhà bếp hợp phong thủy không phải ai cũng biết

Trong thuật phong thuỷ cũng có nhiều điều rất đáng lưu ý về việc bố trí nhà bếp hợp phong thủy. Do đó khi thiết kế nhà bếp bạn cần lưu ý một số thứ để nhà bếp phải là nơi nấu nướng cho cả nhà, bảo đảm sức khỏe và tạo ra không khí sum họp gia đình trong bữa ăn vui vẻ, bởi vậy đây là không gian rất quan trọng mà ông bà ta từ xưa đã rất chú ý tới.

bố trí nhà bếp hợp phong thủy

Đầu tiên, để bố trí nhà bếp hợp phong thủy thì nhà bếp phải được tránh gió – theo phong thuỷ gọi là “tàng phong tụ khí”, nghĩa là nên tránh gió để được tụ khí. Nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía sau bếp có cửa sổ là không tốt. Bếp không nên đặt lộ liễu và rất kỵ đặt ngay cửa chính. Đặt tựa vào tường chứ không nên đặt ngay trước cửa sổ.
Bởi vì những luồng khí từ ngoài sẽ lùa thẳng vào bếp làm mất mát ngọn lửa – một thứ quý giá trong cuộc sống con người. Điều này cũng có cơ sở khoa học, hợp lý bởi nếu bếp đặt ở nơi có nhiều gió sẽ làm cho lửa bếp không ổn định, khó cháy hoặc thậm chí nguy hiểm do hoả hoạn.

Thuật phong thuỷ còn khuyên khi thiết kế nhà bếp không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh, đó là điều tối kỵ về mặt an toàn thực phẩm. Nhà bếp cũng không nên đặt đối diện với cửa phòng ngủ, dù là cách một bức tường. Vì bếp là nơi nóng bức, khói lửa, nếu để quá gần nơi nghỉ ngơi của con người sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, quá trình hô hấp.

Ngoài ra, bố trí nhà bếp hợp phong thủy, người ta còn kiêng đặt bếp ngược hướng nhà (nghĩa là bếp đưa lưng về hướng cửa), đặt bếp trên rãnh mương, trên đường nước hay bể nước vì lửa và nước thường xung khắc, không hoà thuận. Cũng cần lưu ý, không nên đặt bếp nơi có xà ngang đè bên trên và không để góc nhọn chĩa thẳng vào bếp…

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Thiết kế phòng khách và phòng ăn theo hướng mở

Với những ngôi nhà có diện tích hẹp hay căn hộ chung cư nhỏ không đủ chỗ để bố trí phòng ăn riêng biệt, việc gộp chung với phòng khách là một giải pháp lý tưởng, vừa đảm bảo công năng sử dụng, vừa tạo nên sự đầm ấm, quây quần.

Do sự hạn chế về diện tích, nên khi bố trí, bạn không nên tạo những tấm vách ngăn kín giữa phòng khách và phòng ăn. Sự phân chia theo ước lệ bằng màu sắc và các mảng trang trí...sẽ phân định rõ các không gian mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng, giúp căn phòng như rộng hơn. Ví dụ, bạn có thể lựa chọn 2 màu sắc, 2 mảng tường trang trí khác nhau cho những không gian này. Sự độc lập và bổ sung cho nhau về màu sắc, đường nét tạo nên điểm nhấn cho căn phòng, khiến chúng được phân chia rõ ràng nhưng vẫn có sự gắn kết và liên thông.


>> Thiết kế phòng khách liền phòng bếp mở rộng không gian nhà bạn

Khi thiết kế nội thất chung cư nhỏ, nhiều gia đình, nhất là gia đình trẻ thường lựa chọn bố trí quầy bar để ngăn cách phòng ăn và phòng khách. Không chỉ là nơi để các thành viên trong gia đình tận hưởng những món đồ uống yêu thích, quầy bar mini này còn là khúc ngăn nhẹ nhàng, ngăn cách nhưng vẫn có tính chất mở tạo không gian riêng biệt.



Với những căn hộ chung cư nhỏ, nhiều gia đình thích bố trí phòng khách và bố trí phòng ăn liền không gian mà không có bất kỳ sự ngăn cách nào. Với cách bố trí này, tính thẩm mỹ và sự sạch sẽ của phòng bếp – ăn phải được đảm bảo. Khi lựa chọn, bàn ăn nên có sự tạo hình thống nhất với bàn ghế phòng khách tạo sự đồng bộ nội thất, giúp không gian nhà thêm hiện đại. Những bộ bàn ăn nhỏ xinh, sáng màu được sắp xếp sát vách tường cũng khiến không gian căn phòng sáng đẹp hơn.




Ngoài ra, một chút tinh tế với cách phối màu độc đáo cũng như cách bố trí ánh sáng hợp lý giúp không gian phòng khách và phòng ăn thêm ấn tượng.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Cách bố trí khu vực nhà tắm và nhà vệ sinh của người Nhật

Hầu hết tại Nhật Bản khu vực nhà vệ sinh và nhà tắm luôn có sự tách biệt và luôn được bố trí cách xa khu nhà chính. Lý do vì sao hãy cùng Nhà Đẹp tìm hiểu nhé




 1. Ảnh hưởng truyền thống

Nước Nhật có tốc độ phát triển kinh tế, hiện đại hóa rất nhanh nhưng người dân vẫn giữ nhiều nét truyền thống. Một trong số đó chính là việc tách biệt khu vệ sinh.

Cũng giống như ở Việt Nam, trước đây, người Nhật thường bố trí nhà vệ sinh xa khu nhà chính, thường là ở giữa vườn tĩnh mịch hay cuối hành lang. Nhờ đó, khu vực này luôn có cửa sổ, ánh sáng tự nhiên, thông gió giúp nhà vệ sinh thoáng đãng. Không gian này cũng yên tĩnh, kín đáo, không ảnh hưởng tới sinh hoạt của các thành viên khác.

2. Giữ gìn vệ sinh

Việc bố trí nhà vệ sinh ngoài vườn đảm bảo sự sạch sẽ, thông thoáng nhưng gây khó khăn vào mùa đông và buổi tối. Thêm vào đó, khi diện tích nhà bị thu hẹp, người Nhật buộc phải bố trí nhà vệ sinh gần chỗ ở hơn nhưng họ vẫn cố tách biệt nhà vệ sinh với nhà tắm.

Họ quan niệm, khu vệ sinh trong nhà tích tụ nhiều cái bẩn còn nhà tắm là nơi làm sạch cơ thể. Bởi vậy, người Nhật thấy lạ khi người Mỹ và các nước khác lại ghép chung 2 khu vực này dù nhà rộng.

Theo Life Buzz, không chỉ thế, họ luôn phân biệt dép đi trong nhà và dép đi trong khu vệ sinh. Bạn nên tránh việc đi lẫn lộn hai loại dép này khi tới chơi nhà người Nhật.

3. Tiện lợi trong sinh hoạt

Nếu như người phương Tây tránh nhắc tới nhà vệ sinh thì người Nhật không thấy ngại ngần bởi họ muốn tìm mọi cách để cải tiến chúng. Nhịp sống hàng ngày của người Nhật rất gấp gáp nhưng họ có nhiều cách tận hưởng cuộc sống.

Việc tách biệt 2 loại phòng này giúp cho người trong nhà có nhiều thời gian sử dụng không gian hơn. Dù diện tích nhà tắm nhỏ nhưng người Nhật vẫn cố bố trí bồn tắm. Bởi vậy, cách bố trí riêng 2 không gian giúp những người ngâm bồn thư thái, không ảnh hưởng tới các thành viên khác trong nhà.

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Ưu và nhược điểm các vật liệu thiết kế mặt bếp


Ngoài phòng khách thì nhà bếp luôn là khu vực được các gia chủ chăm chút nhất trong khâu thiết kế xây dựng. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều vật liệu có thể dùng làm mặt bếp. Mỗi một loại vật liệu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là những đánh giá về một số loại vật liệu thiết kế mặt bếp thông dụng nhất hiện nay.




Đá granite

Là loại vật liệu phổ biến nhất dùng cho mặt bếp, đá granite khá đa dạng về màu sắc và hoa văn (gần như không có hai mặt đá granite nào giống nhau hoàn toàn). Mặt đá granite có thể được xử lý theo hai cách: bóng kính hoặc bóng mờ. Bóng kính sẽ làm cho màu của mặt đá nhìn sậm hơn, trong khi bóng mờ sẽ giữ được màu tự nhiên của vật liệu.

vật liệu thiết kế mặt bếp bằng đá granite


Ưu điểm khác của đá granite là rất bền và không tốn nhiều công sức bảo dưỡng.Giá thành của đá granite rất đa dạng, nhưng nhìn chung là từ mức trung bình khá trở lên. Nếu chọn những loại đá có sẵn tại địa phương, bạn sẽ có được mức giá hợp lý. Nhưng nếu chọn những loại đá nhập khẩu, bạn có thể phải trả một mức giá bằng với cả một nhà bếp của một công trình khác.Sau một thời gian sử dụng, mặt đá granite cần được bảo dưỡng để các vết bẩn không thấm vào bên trong đá và trở nên không thể chùi rửa. Tuy đá granite rất bền, nhưng nếu không được lắp đặt đúng cách, mặt đá có thể bị nứt sau một thời gian sử dụng.

Đá cẩm thạch

Là loại vật liệu cao cấp vì vẻ đẹp khó cưỡng, đá cẩm thạch có lẽ chỉ dành cho bếp của các đại gia. Đá cẩm thạch có thể chịu nhiệt độ rất cao nên rất hay được sử dụng làm mặt của các lò nướng.Đá cẩm thạch có độ rỗng cao hơn đá granite nên cần được bảo dưỡng thường xuyên. Một nhược điểm rất đáng quan tâm là đá cẩm thạch rất dễ bị trầy xước. Do đó cần sự cẩn thận trong quá trình sử dụng.

vật liệu thiết kế mặt bếp bằng đá cẩm thạch


Đá nhân tạo

Là loại đá được tạo ra từ việc pha trộn khoảng 90% bột thạch anh và các loại phụ gia, đá nhân tạo cho bạn một sự lựa chọn phong phú hơn bất kỳ một loại đá tự nhiên nào, kể cả về màu sắc và hoa văn. Đá nhân tạo có độ cứng cao nên gần như không sợ bị trầy xước. Đá nhân tạo gần như không có độ rỗng nên rất dễ bảo dưỡng.Về giá thành, đá nhân tạo nằm ở mức khá, có thể nói là tương đương với đá granite.

Solid surface

Cũng thường được gọi là “đá nhân tạo” nhưng thực chất đây là một dạng nhựa tổng hợp. Đúng như tên gọi “solid” – có nghĩa là cứng, loại vật liệu này có độ bền cao và không sợ bị trầy xước. Có vô vàn lựa chọn về màu sắc và hoa văn, đặc biệt còn có một số loại cho ánh sáng xuyên qua, solid surface đem lại thêm nhiều giải pháp cho nhà bếp. Một ưu điểm nữa là mặt bếp làm từ solid surface có thể được đúc toàn khối theo bất kỳ hình dạng nào.Khi sử dụng mặt bếp bằng solid surface, cần cẩn thận tránh đặt các loại nồi, xoong chảo còn nóng trực tiếp lên mặt bếp. Nếu bị đổ các loại nước tương, nước mắm lên mặt bếp thì cần lau chùi ngay.

Gạch men

Là loại vật liệu thiết kế phù hợp cho ngân sách khiêm tốn (trừ trường hợp bạn dùng gạch có hoa văn theo yêu cầu), gạch men có độ bền khá cao và dễ chùi rửa. Rất phong phú về màu sắc và mẫu mã, chịu nhiệt tốt.Nhược điểm của loại vật liệu này là do được ghép từ nhiều viên nhỏ, nên có thể mặt bếp của bạn sẽ bị gồ ghề đôi chút. Ngoài ra, các đường nối giữa các viên gạch rất dễ bị bẩn, cần lau chùi thường xuyên. Không nên chặt đồ ăn trên mặt bếp bằng gạch men vì có thể làm gạch bị nứt.

Inox

Thường được sử dụng trong các bếp ăn công nghiệp, mặt bếp bằng inox có thể đem đến cho bếp của bạn một nét độc đáo, một nét đẹp công nghiệp và hiện đại nếu được phối hợp chặt chẽ với các thành phần còn lại trong bếp.Chịu nhiệt tốt, dễ chùi rửa là ưu điểm nổi bật nhất của vật liệu. Tuy nhiên, mặt bếp inox rất dễ bị trầy xước và có thể bị móp nếu bất cẩn. Giá thành khá cao do chi phí sản xuất.

vật liệu thiết kế mặt bếp bằng inox

 *Lời khuyên: Để chọn được loại vật liệu thiết kế mặt bếp tốt nhất thì bạn có thể đến các showroom hay yêu cầu đơn vị thiết kế đem mẫu vật liệu đến cho bạn để được tận mắt lựa chọn từ kiểu dáng và kiểm tra chất lượng của các loại vật liệu này.